Ghi chép lịch sử Lý Nho

Các tài liệu lịch sử không ghi chép rõ ràng xuất thân của Lý Nho, chỉ biết ông có lẽ là người quận Phùng Dực, huyện Cáp Dương. Khi Đổng Trác nắm quyền triều chính, ông được bổ nhiệm làm Lang trung lệnh. Sau khi Đổng Trác bị giết, ông đi theo làm thuộc hạ của Lý Thôi.

Theo Hậu Hán thưTư trị thông giám ghi chép lại thì vào năm 190, niên hiệu Sơ Bình năm đầu thời Hán Hiến Đế, Lý Nho bấy giờ là Lang trung lệnh, theo lệnh Đổng Trác phái đi bức tử Hoằng Nông vương (tức Hán Thiếu đế vừa bị giáng).

Quân Quan Đông khởi lên, cùng nhau thảo phạt Đổng Trác. Đổng Trác bèn phế bỏ Hoằng Nông vương Lưu Biện, sai Lang trung lệnh Lý Nho dâng độc dược, Lưu Biện không chịu uống, Đổng Trác bèn dùng vũ lực ép buộc."
— Hậu Hán thư, kỷ "Hà Hoàng hậu"

Sách Hậu Hán kỷ chép:

Năm Sơ Bình thứ 3 (192), mùa đông tháng 10, Lý Quyết (tên khác của Lý Thôi) cử Bác sĩ Lý Nho làm Thị trung, Hiến đế hạ chiếu: "Nho trước đây làm Lang trung lệnh thời Hoằng Nông vương, nhưng lại giết anh ta, thành ra kẻ có tội". Quyết đáp lại: "Đó là hành động của Đổng Trác, không phải ý của Nho, không thể phạt người vô tội".
— Hậu Hán kỷ, kỷ "Hậu Hán Hiếu Hiến hoàng đế"